Nhiều năm trở lại đây, nhà thông minh đang được nhiều khách hàng quan tâm bởi tính năng hiện đại, tiện nghi. Với ngôi nhà thông minh, bạn có thể điều khiển các thiết bị điện năng trong nhà thông qua smartphone, máy tính, tablet hoặc bản công tắc cảm ứng.
Thế nhưng bên cạnh những lợi ích nhà thông minh mang lại, thì vẫn còn tồn tại một số rủi ro khiến nhiều người dùng e ngại. Vậy những rủi ro đó là gì? Cách xử lý ra sao? Câu trả lời nằm ngay ở bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi.
5 Rủi Ro Khi Sử Dụng Nhà Thông Minh Và Cách Xử Lý Khi Sử Dụng
1. Mối Đe Dọa Về An Ninh Mạng
Để điều khiển các thiết bị điện năng trong ngôi nhà thông minh, bộ điều khiển/ smartphone,… cần kết nối với internet thông qua wifi hoặc kết nối di động. Chính sự kết nối mạng này, ngôi nhà thông minh có nguy cơ bị hack thông tin. Lo lắng về an toàn, bảo mật và quyền riêng tư là điều mà nhiều khách hàng quan tâm hàng đầu trong trường hợp này.
Cách xử lý:
- Không dùng wifi công cộng để truy cập bởi có thể bị tin tặc theo dõi và xâm nhập vào hệ thống nhà thông minh.
- Lựa chọn các thiết bị gia đình thông minh có tính năng bảo mật và bảo mật cao.
- Khi thiết lập tính năng điều khiển nhà thông minh qua điện thoại, máy tính,… hãy thay đổi tên người dùng mặc định.
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu và sử dụng mật khẩu mạnh để tăng độ an toàn.
- Cài đặt tính năng xác thực hai yếu tố nhằm tăng độ bảo mật.
2. Các Thiết Bị Nhà Thông Minh Hoạt Động Không Đồng Bộ
Nhà thông minh được thiết kế để mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho mọi người. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, các thiết bị như camera, điều hòa, hệ thống đèn chiếu sáng,… không thể hoạt động đồng bộ với nhau, người dùng phải khởi động từng thiết bị riêng lẻ. Việc này sẽ làm mất thời gian và gây phiền chán với người dùng.
Cách xử lý:
Trang bị bộ thiết bị kết nối trung tâm để kết nối với các thiết bị khác trong nhà. Như vậy, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh đã cài sẵn ứng dụng smarthome, bạn có thể điều khiển các thiết bị hoạt động đồng bộ thông qua thiết bị kết nối trung tâm và kiểm soát toàn bộ ngôi nhà từ xa.
3. Các Thiết Bị Hoạt Động Không Hiệu Quả
Trong nhiều trường hợp, người dùng phải đối mặt với các vấn đề như báo động giả, đèn tự bật, tắt mà không theo kịch bản, thiết bị điện không hoạt động,.. Thông thường, những vấn đề trên liên quan đến sản phẩm thông minh đang sử dụng. Chính những sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng là nguyên nhân chủ yếu gây nên.
Cách xử lý:
Người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các thiết bị thông minh, ưu tiên chọn những sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín là cách xử lý tốt nhất để tránh rủi ro này.
>>> Bài viết đề xuất: Chi Phí Phải Trả Cho Nhà Thông Minh Acis Là Bao Nhiêu?
4. Thiết Bị Thông Minh Tiêu Hao Pin
Bên cạnh ưu điểm về sự tiện lợi trong thi công và sử dụng so với các thiết bị có dây, các thiết không dây cũng có điểm trừ khi phải thường xuyên bảo trì hoặc thay mới.
Với một số sản phẩm thông minh sử dụng năng lượng thấp như cảm biến chuyển động, bộ hồng ngoại,.. thường hoạt động dựa trên pin. Vì thế, chúng tiêu hao năng lượng pin rất nhiều và cần phải thay mới liên tục.
Cách xử lý:
Thay thế các sản phẩm thông minh dùng pin sang loại cắm trực tiếp. Như vậy, người dùng có thể sử dụng thường xuyên mà không phải lo lắng khi hết pin thiết bị sẽ ngừng hoạt động.
5. Mất Kết Nối Mạng
Như đã biết, hầu hết các thiết bị thông minh đều kết nối mạng, nhờ đó chúng mới phát huy hết hiệu quả và người dùng có thể điều khiển cũng như kiểm soát từ xa. Thế nhưng, nếu gặp trường hợp mất kết nối mạng, điều gì xảy ra?
Mất kết nối mạng có thể làm đèn không tắt /bật khi người dùng ra/vào phòng, hoặc camera không thể nhìn thấy, cũng có thể tệ hơn nữa là bạn không thể vào nhà,… Đây cũng là một trong những vấn đề làm người dùng khá khó chịu và lo lắng.
Cách xử lý:
Có thể đầu tư mạng không dây Z-Wave, Zigbee hoặc công nghệ giao tiếp không dây Mesh – Grid (Acis) thay thế wifi để mạng lưới có thể ổn định và hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng mất kết nối. Đặc biệt, tính năng nhớ trạng thái khi mất điện tránh phải mất thời gian cài đặt lại.
Nhà thông minh đơn giản chỉ là sự tích hợp các thiết bị thông minh trong nhà, biến ngôi nhà thành một sản phẩm công nghệ. Do đó, trong quá trình sử dụng, khó tránh khỏi một số rủi ro, sự cố không mong muốn. Thế nhưng, nếu lựa chọn đúng sản phẩm, những rủi ro khi sử dụng nhà thông minh sẽ được giảm thiểu.
Hy vọng qua bài chia sẻ về những rủi ro khi sử dụng nhà thông minh và cách khắc phục sự cố này, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhà thông minh và có lựa chọn đúng đắn.